Hỏi đáp

Kendo

Võ đường

Trang chủ

Liên Đoàn Kiếm Đạo 
TP. Hồ Chí Minh

Kiếm đạo (Kendo) được du nhập vào TP.HCM từ những năm cuối thập kỷ 1980. Đến năm 1997, Liên đoàn Võ thuật TP.HCM đã tổ chức lớp đào tạo huấn luyện viên đầu tiên. Trong 10 năm trở lại đây, phong trào kiếm đạo đã phát triển nhanh và đến nay có đã có thu hút hàng ngàn người tham gia tập luyện thường xuyên.
Tuy nhiên, phong trào tập luyện Kiếm đạo (Kendo) tại TP.HCM gặp những khó khăn lớn khi chưa có một liên đoàn chính thức. Vì vậy các hội, nhóm Kiếm đạo ( Kendo) ở TP.HCM không thể kết nối chính thức với các liên đoàn Kiếm đạo (Kendo)  trong khu vực và trên thế giới để có thể tham gia trao đổi, tập luyện hoặc tham gia các giải thi đấu chính thức.
Chính điều này đã thôi thúc sự ra đời của một tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện là Liên đoàn Kiếm đạo TP.HCM

Tìm hiểu về KenDo

Câu chuyện về KENDO

Sự xuất hiện của Nihonto, hay còn gọi là kiếm Nhật vào thời Heian (794 - 1185) là bắt nguồn cho sự ra đời của môn võ kiếm đạo. Lưỡi kiếm cong đặc trưng cùng đường kiếm độc đáo tạo nên nghệ thuật kiếm đạo chuyên biệt được các võ sĩ đạo Samurai thời bấy giờ phát triển. Kiếm thuật kết hợp với nhiều kỹ thuật võ đạo khác, áp dụng kỹ năng được sử dụng trong các cuộc chinh chiến đường dài cũng như đấu võ trên lưng ngựa.

Trong suốt thời kỳ Edo (1603 - 1867) yên bình, ý nghĩa trọng tâm của kiếm thuật chuyển từ vũ lực sang việc tu dưỡng nhân cách con người, tập trung vào lối sống có kỷ luật và phát triển khái niệm Katsunin-ken , mang ý nghĩa "thanh kiếm mang lại sự sống". 

Kiếm tre bắt đầu phổ biến vào thế kỷ 18 để người bình thường có thể luyện tập mà không bị thương. Và cũng trong một thời gian này, kiếm đạo được đưa vào môn học bắt buộc tại các trường học Nhật Bản.Vào năm 1952 Liên đoàn Kiếm đạo Nhật Bản được thành lập và chính thức được công nhận vào năm 1954. Cho đến năm 1970, Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế được thành lập và Giải vô địch Kiếm đạo Thế giới đầu tiên được tổ chức tại thủ đô Tokyo cùng năm đó. Ngày nay, có đến hơn 50 quốc gia tham gia. Cuộc thi được tổ chức 3 năm một lần, tại các địa điểm trên toàn thế giới.

247

HỌC VIÊN ĐANG THEO HỌC

74

Lorem ipsum

09

CÂU LẠC BỘ

Kiếm đạo (Kendo) được mệnh danh là một môn võ trui rèn nhân cách của người học. Nếu bạn hứng thú với môn võ dùng kiếm độc đáo này của đất nước mặt trời mọc thì có thể tìm đến các CLB luyện tập Kiếm đạo (Kendo) trực thuộc Liên Đoàn như sau:

  • DaiDo Kendo Club : Trung Tâm TDTT Quận Bình Thạnh, số 8 Phan Đăng Lưu phường 14 quận Bình Thạnh.
  • Câu lạc bộ kiếm đạo Phong Kiếm  : Lầu 1, Tòa nhà Trung tâm điều hành, Số 02, Đinh Tiên Hoàng, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
  • Câu lạc bộ Kiếm đạo Sài Gòn : Số 215C Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh ( Trung tâm dịch vụ thể dục thể thao)
  • Võ Đường Shobukan : (1) 109 block K, Happy Valley, Phường Tân Phong, Quận 7, Tp Hồ Chí Minh. (2) : Dancenter, 53 Nguyễn Đăng Giai, Thảo Điền, Quận 2, Tp Hồ Chí Minh.
  • Câu lạc bộ Kiếm đạo trường Đại học Kinh tế Tài chính : Tầng 15 số 145 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh Thành phố Hồ Chí Minh. (Đại Học Kinh Tế Tài Chính)
  • Câu Lạc Bộ Kiếm Đạo Đông Hải  : Nhà Thiếu Nhi Quận 10, số 139 Bắc Hải phường 14 quận 10

Liên hệ ngay để được Tư vấn

CÁC CLB THÀNH VIÊN LIÊN ĐOÀN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH.

  • ChungAng Kendo Club 
  • DaiDo Kendo Club 
  • Câu lạc bộ kiếm đạo Phong Kiếm  
  • Câu lạc bộ Kiếm đạo Sài Gòn 
  • Võ Đường Shobukan 
  • Câu lạc bộ Kiếm đạo trường Đại học Kinh tế Tài chính 
  • Câu Lạc Bộ Kiếm Đạo Đông Hải  

Liên đoàn Kiếm Đạo Thành Phố Hồ Chí Minh

Ngày 6/6, tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TP.HCM đã được tổ chức Đại hội thành lập Liên đoàn Kiếm đạo TP.HCM .

BAN CHẤP HÀNH.

Tìm hiểu về môn Kiếm Đạo

Kiếm đạo (Kendo): Môn võ Nhật Bản chứa đựng đầy tính nghệ thuật. Nếu bạn là người đam mê với nền văn hóa Nhật Bản, yêu thích các môn võ truyền thống Nhật Bản thì chắc không thể không biết đến Kendo – môn võ đấu kiếm hiện đại của Xứ sở Hoa anh đào.
Kendo - Ken có nghĩa là kiếm, Do có nghĩa là đạo; Kendo -Kiếm đạo hay Đạo dùng kiếm, là một môn võ thuật đánh kiếm hiện đại của Xứ sở Anh đào, Kendo được phát triển dựa trên các kỹ thuật truyền thống của kiếm sĩ Nhật. Mặc dù trước đây, môn võ chỉ phù hợp với lối sống của các samurai và chiến binh, nhưng ngày nay kiếm đạo dần được hiện đại hóa, trở thành hoạt động thể thao phổ biến dành cho cả sinh viên và người trưởng thành. 

1. Kiếm đạo (Kendo) là gì ?

Trong kiếm võ Kendo gồm 8 cấp bậc.
Trang phục sử dụng khi luyện tập Kiếm đạo (Kendo) là Hakama,
A.  Áo giáp bảo vệ (Kendo-bogu)
Phần đầu được bảo vệ bằng mũ bảo hộ Men , thiết kế từ tấm lưới kim loại giúp người đội có thể nhìn thấy xung quanh. Ngoài ra còn có mảnh da xòe rộng trước mũ để bảo vệ cổ họng, cùng đệm chêm dùng để bảo vệ phần vai và hai bên cổ.
Cẳng tay, cổ tay và bàn tay được bảo vệ bằng loại găng tay dài, dày và có đệm ( kote). Phần thân được bảo vệ bằng áo giáp (Do ). Phần eo và phía trước háng được bảo vệ bằng vảy (tare) . Trang phục mặc bên trong áo giáp gồm có quần ống rộng hakama đơn giản và áo kendogi (hoặc keikogi).
B. Kiếm Tre (Shinai)
Kiếm tre shinai, được làm từ thanh tre và da ghép lại. Bộ phận của kiếm tre Shinai gồm có tsuka (chuôi kiếm) và tsuba (kiếm cách) kết nối bốn thanh tre, được cố định bằng các phụ kiện từ da và sợi dây buộc lại. Dây buộc nakayui được buộc ở đoạn giữa 2/3 thân kiếm, vừa kết nối các thanh tre vừa tạo điểm nhấn cho kiếm. Phần đầu được cố định bằng nắp cao su, gọi là "saki-gawa".
A. Cách thức thi đấu:
Trong khi thi đấu kendo gồm 2 đấu thủ. Cách phân xử và tính điểm sẽ được dựa trên quy định sẵn có. Các đấu thủ khi vào sàn đấu sẽ cần phải thực hiện những nghi lễ như: chào đối thủ, tiến lên 3 bước, tay luôn trong tư thế tay cầm kiếm thủ thế sẵn, khi trân đầu ra hiệu thì bắt đầu trận đấu.
Sàn thi đấu hình chữ nhật có diện tích là 9mx11m. Mỗi hiệp thi đấu thông thường là 4 phút, thi đấu hiệp phụ là 3 phút. Ngoài ra thời gian có thể thay đổi tùy vào từng trận đấu mà thời gian quy định là khác nhau.
Để tấn công và đánh đòn ghi điểm, phần đầu kiếm (datotsu-bu) phải chạm vào phần được quy định trên áo giáp đối thủ. Phần đầu kiếm datotsu-bu chỉ 1/3 thanh kiếm, được đánh dấu bởi dây buộc nakayui. Phần áo giáp va chạm bao gồm các bộ phận như mũ bảo hộ, hai bên cổ tay, hai bên thân mình và phía trước cổ họng. Tất cả đều được bảo vệ thích hợp. Ngoài ra khi tấn công và đánh đòn quyết định, người tập kiếm cần phải đóng dấu (fumikomu) và hô hào lấy thanh thế (kiai) để nhận được điểm
B. Cách tính điểm trong môn võ:
Cách tính điểm trong các cuộc thi kiếm đạo dựa trên các cú đánh quyết định cũng như tư thế, ý thức và cách tiếp cận của võ sĩ kiếm đạo.
Điểm được trọng tài trong trận đấu phán xét và phân định. Mỗi trận đấu có 3 trọng tài quan sát. Các trọng tài sử dụng cờ màu để biểu thị số điểm mà họ muốn trao, và thường thì 2 trong số 3 người phải đồng ý cho thì điểm mới được trao. Các cuộc thi áp dụng hệ thống thi đấu để giành lấy 3 điểm trong thời gian quy định. Có ba kết quả xảy ra nếu trận đấu kết thúc với tỷ số hòa: Hikiwake (hòa), Encho (Kéo dài thời gian đấu cho đến khi một bên giành được một điểm) hoặc Hantei (trọng tài bỏ phiếu cho người chiến thắng).

2. Kiếm đạo (Kendo) gồm mấy cấp bậc ? 

3. Trang phục khi sử dụng luyên tập Kiếm đạo (Kendo) ? 

4. Cách thức thi đấu và tính điểm trong Kiếm đạo ?

Tại sao người ta lại tập Kiếm Đạo

Kiếm đạo (Kendo) có ưu điểm gì mà lại khiến nhiều người yêu thích và có mong muốn tham gia học bộ môn võ thuật này đến vậy? Không chỉ ở Nhật Bản mà Kiếm đọa (Kendo) còn lan rộng ra toàn thế giới? Không phải tự nhiên mà Kendo lại trở nên phổ biến:

Tôi muốn đăng ký

Bạn quan tâm tới môn Kendo ? Bạn muốn học hỏi và trải nghiệm ?

Hãy điền thông tin  hoặc kết nối ngay với chúng tôi để được tư vấn.

Rèn luyện thể lực, học cách bảo vệ bản thân: Một trong những lợi ích lớn nhất của việc luyện tập võ thuật dù cho bộ môn nào cũng vậy chính là việc luyện tập thể lực, nâng cao sức khỏe cũng như khả năng tự vệ, bảo vệ bản thân hay thậm chí là người xung quanh khỏi những kẻ xấu.

Tập trung sự chú ý: Khi luyện tập Kendo người học cần phải biết cách tập trung, không được phân tâm. Bởi lẽ chỉ cần đặt 1 chút chú ý đến việc khác sẽ khiến bạn phải nhận ngay 1 đòn đau điếng. 

Xả Stress (căng thẳng): Nếu đang mệt mỏi, áp lực hãy đến với sân tập Kendo - nơi bạn có thể thỏa thích hét lên mà không sợ ai nhòm ngó.

Copyright © 2022 Ho Chi Minh City Kendo Federation

KENDO FEDERATION - LIÊN ĐOÀN KIẾM ĐẠO TP. HỒ CHÍ MINH

Address: 725/14, Trường Chinh, Tây Thạnh, Tân Phú, Tp. HCM

Hotline: + 84 903029259 - + 84 966111471

Email: admin@hcmkendo.org.vn

Website: http://hcmkendo.org.vn